Bài toán đặt ra cho các doanh nghiệp logistics ĐBSCL là phải làm thế nào để kết nối nối hàng hóa hiệu quả từ Cần Thơ đi các cảng trong khi chờ đợi nạo vét xong luồng Định An và Quan Chánh Bố?
Xã hội hóa nạo vét luồng Định An là một trong 6 cơ chế đặc thù mà UBND TP. Cần Thơ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa vào Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ. Để hoàn chỉnh dự án và nạo vét các đoạn bồi lắng, mới đây dự án này được Quốc hội thông qua nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2 hơn 2.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi luồng Định An và Quan Chánh Bố được nạo vét thì các tỉnh ĐBSCL cần phải làm gì để có thể kết nối hàng hóa từ Cảng Cần Thơ đi các cảng Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép Thị Vải?
Ảnh: Anh Nguyễn Quốc Hưng- Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Cảng Cần Thơ
Ông Nguyễn Quốc Hưng, Tổng Giám đốc Cảng Cần Thơ
Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, TGĐ Cảng Cần Thơ, trong khi chờ nạo vét luồng Định An và Quan Chánh Bố, để phát triển tuyến vận tải kết nối ĐBSCL và HCM- Cái Mép Thị Vải, ĐBSCL cần xác định rõ ngoài việc vận tải bằng tàu biển lớn, có thể xây dựng các các cảng ĐBSCL như Cần Thơ trở thành Feeder Port hoặc ICD cho các cảng lớn tại HCM hoăc Cái Mép Thị Vải và sử dụng tuyến vận tải thủy để vận chuyển hàng hóa kết nối các khu vực này.
Đồng thời cũng cần xác định một trong những nguyên nhân mà khách hàng chưa sử dụng vận tải thủy để vận chuyển hàng hóa ngoài việc luồng cạn, đó là: Hàng hóa chưa đươc tập trung về các điểm tập kết tại các cảng nên khi triển khai tuyến vận tải thủy thường gặp khó khăn do không đủ lượng hàng. Vì vậy chúng ta cần xây dựng cơ sở hạ tầng, kho bãi logistics gần các cảng biển tại ĐBSCL như Cần Thơ, Hậu Giang để tạo chân hàng cho các tuyến vận tải thủy. Đồng thời cần thay đổi thói quen của doanh nghiệp xuất nhập khẩu và người dân chuyển hàng sau thu hoạch về các cụm kho tại cảng Cần Thơ, cảng Hậu Giang để đóng cont và chuyển xuống xà lan để kết nối với các cảng biển chính tại HCM và Cái Mép Thị Vải.
Để chuyên chở hàng cho cụm cảng Cần Thơ và kết nối Campuchia - Cần Thơ- Hồ Chí Minh - Cái Mép Thị Vải và cụm cảng Miền Trung cần phải có cơ chế hợp lý. Theo ông Hưng, trong vấn đề này rất cần sự ủng hộ và chỉ đạo từ Cục Đường thủy nội địa và Cục Đăng kiểm để tạo thuận lợi cho các Cảng thủy nội địa tham gia vào chuỗi kết nối như có quy định về công bố và tiếp nhận tàu vào các Cảng thủy nội địa. Cần có quy định về hạn chế cấp phép cho các bến cóc để gom hàng về các Cảng chính, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư bến chính quy và đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó cũng cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vận tải thủy đầu tư xà lan như miễn giảm phí và thuế, điều chỉnh quy định về đăng ký đăng kiểm xà lan SB để phục vụ kết nối .
Để từng bước thay đổi thói quen trucking nhỏ lẻ của khách hàng hiện nay, ông Hưng cho biết, cần sự vào cuộc của các Tỉnh để tuyên truyền, vận động và có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp Cảng các thủ tục đất đai để xây các Cụm kho lạnh, phát triển các nhà máy tại các KCN và Khu Logistics quanh cảng làm tổng kho và xây dựng các cảng thành các CHÀNH HÀNG để kết nối các tuyến xà lan theo dạng BUS BARGE giữa ĐBSCL và HCM, Cái Mép Thị Vải.
Trích nguồn tin:diendandoanhnghiep.vn/